Pre-Infusion trong máy pha cà phê là gì?
Chỉ sau 5 phút tìm hiểu về thế giới rộng lớn của cà phê, bạn sẽ bắt đầu nghe thấy vô số các thuật ngữ khác nhau. Có thể bạn sẽ có cảm giác giống như là mình đang học một ngôn ngữ mới. Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cà phê espresso cũng như là kỹ thuật pha chế? Vậy thì có một thuật ngữ bạn nhất định cần phải học. Đó là “pre-infusion”.
Vậy “pre- infusion” có nghĩa là gì? Hãy đọc tiếp bài viết để cùng tìm hiểu với Hocagroup nhé.
Pre- infusion là gì?
Pre- infusion là thuật ngữ dùng để chỉ một công đoạn nhỏ trong quá trình pha chế espresso bằng máy pha cà phê. Đó là việc ngâm, ủ cà phê bột trong bộ lọc trước khi bắt đầu giai đoạn chiết xuất. Mục đích của pre- infusion là đảm bảo nước đã thấm đều vào toàn bộ lượng cà phê.
Với pre- infusion, bạn chỉ cần một lượng nước nhỏ vừa đủ để làm ướt hạt cà phê. Và một điều quan trọng là pre- infusion phải được thực hiện ở áp suất thấp hơn và nhiệt độ cao hơn so một chút so với giai đoạn chiết xuất.
Về cơ bản, thì pre- infusion là một phương pháp ngâm cà phê trước. Nó tương tự như quá trình để cà phê nở được khuyến nghị cho phương pháp pour over.
Tại sao Pre- infusion lại cần thiết?
Như Hocagroup đã giới thiệu ở trên, mục đích duy nhất của pre- infusion là giúp nước có thời gian thấm đều toàn bộ cà phê. Cà phê bột khô có tính kỵ nước. Và lượng cà phê chưa được thấm nước nào còn sót lại sẽ cản trở dòng nước chảy qua. Và từ đó tạo ra tình trạng channel. Pre- infusion sẽ giúp tránh được tình trạng channel.
Channel là hiện tượng bề mặt cà phê có những đường rãnh tạo ra từ các khe hở. Dòng nước chảy sẽ đi qua những khe hở này. Và nó khiến cho quá trình chiết xuất diễn ra nhanh hơn. Cuối cùng bạn sẽ nhận được một ly cà phê bị chiết xuất quá mức và có hương vị đắng.
Làm thế nào để thực hiện Pre- infusion?
Pre- infusion được thực hiện ngay sau khi bộ lọc được cố định vào đúng vị trí và trước giai đoạn chiết xuất. Hiện nay, trên thị trường không có quá nhiều máy pha cafe có thể dễ dàng thực hiện pre- infusion.
Bạn sẽ thấy pre- infusion hầu hết được thực hiện một cách đơn giản nhất trong các máy có thiết kế group head (đầu chiết) E61 cổ điển. Bằng cách nâng cần gạt, đường dẫn nước của máy và group head sẽ được mở. Và chìa khóa quan trọng ở đây là lúc này pump (máy bơm) vẫn chưa được bật. Điều này cho phép áp suất passive line của dòng nước (water line) đẩy nước từ boiler (nồi hơi) đến hạt cà phê ở group head. Áp suất của dòng này nhỏ hơn nhiều so với mức áp suất là 9 bar mà pump áp dụng.
Thời gian pre- infusion là bao lâu?
Thời gian quá trình pre- infusion diễn ra phụ thuộc vào loại máy pha cafe mà bạn đang sử dụng. Và thời gian có thể thay đổi tuỳ theo liều lượng pha one shot hay double shot. Thông thường, thời gian lý tưởng của quá trình này là từ 2 đến 8 giây. Và được diễn ra trước khi bắt đầu chiết xuất với mức áp suất cao hơn.
Vậy pressure- profiling là gì?
Nếu bạn đã quan tâm đến pre- infusion, thì rất có thể bạn đã bắt gặp thuật ngữ pressure- profiling. Pressure- profiling tức là việc bạn cho hạt cà phê ngấm nước trước. Rồi sau đó tăng dần lực áp suất lên đến mức cao nhất trong khoảng một nửa giai đoạn chiết suất. Sau đó, việc pha espresso sẽ được hoàn thành sau khi cần gạt được hạ dần dần xuống để giảm mức áp suất.
Theo lý thuyết, việc để cà phê tiếp xúc với nước nóng với áp suất đột ngột có khả năng tạo ra sự mất cân bằng trong tốc độ dòng chảy. Pressure- profiling hay flow- profiling đều là quá trình tăng dần áp suất. Với mục đích là giúp đảm bảo sự cân bằng trong quá trình chiết xuất.
Espresso thường được pha chế như thế nào?
Tương tự như pre- infusion, quy trình pha một tách espresso tiêu chuẩn phụ thuộc vào loại máy pha cà phê mà bạn đang sử dụng. Một chiếc máy tự động sẽ làm mọi thứ cho bạn chỉ bằng một nút bấm. Trong khi đó, các loại máy thủ công có nhiều bước hơn trong quá trình ngâm.
Nhưng, cho dù máy móc, thiết bị hay nhân viên pha chế có thực hiện các bước này hay không. Sau đây chính là quy trình pha chế điển hình.
Đầu tiên, hạt cà phê được cho vào máy xay và xay thành bột mịn. Sau đó, lượng cà phê bột này sẽ được cho vào filter basket (giỏ lọc) bằng kim loại. Và được giữ cố định trong một thiết bị được gọi là portafilter (bộ lọc cổng).
Tiếp theo, máy sẽ đun nóng nước lên khoảng nhiệt độ là 195 độ F (khoảng 90,5 độ C). Và tạo ra áp suất khoảng 9 bar. Nên xả một ít nước qua thiết bị trước khi gắn portafilter vào group head.
Portafilter sau khi được gắn vào group head thì nước nóng sẽ được đẩy qua puck (khối cà phê nén trong basket). Lúc này cafe sẽ bắt đầu nhỏ giọt xuống và thời gian pha thường là từ 25 đến 30 giây.
Vừa rồi, Hocagroup đã cùng với bạn tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ quan trọng trong quá trình pha chế cà phê espresso- pre- infusion. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích hơn về thế giới cà phê rộng lớn.
Một số dòng máy pha cà phê dành cho Gia Đình tại HocaGroup | XEM NGAY
-
Máy pha cà phê tự động Delonghi Ecam 350.55Sản phẩm đang giảm giá
44.600.000₫43.520.000₫ -
Máy pha cà phê tự động Delonghi Ecam 250.33TBSản phẩm đang giảm giá
33.470.000₫24.990.000₫ -
Máy pha cà phê tự động Delonghi Ecam 23.460.BSản phẩm đang giảm giá
49.000.000₫28.000.000₫ -
Máy pha cà phê tự động Delonghi Ecam 370.95.TSản phẩm đang giảm giá
46.000.000₫38.990.000₫ -
Máy pha cà phê Delonghi La Specialista EC9355.MSản phẩm đang giảm giá
28.000.000₫27.000.000₫ -
Máy pha cà phê tự động Delonghi Ecam 45.766Sản phẩm đang giảm giá
57.000.000₫45.000.000₫ -
Máy pha cà phê tự động Delonghi Esam 2800Sản phẩm đang giảm giá
26.000.000₫20.000.000₫ -
Máy pha cà phê tự động Delonghi Esam 03.120Sản phẩm đang giảm giá
28.000.000₫21.900.000₫
Bạn có biết: HocaGroup.com hiện tại cung cấp giải pháp tổng thể về thiết bị máy pha cà phê, cà phê hạt và dịch vụ ngành F&B. Hãy liên hệ ngay với HocaGroup qua hotline 0862 132 229 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.