Tìm hiểu về 6 loại trà đặc sản nổi tiếng thế giới

Có đến hơn 20.000 loại trà khác nhau trên thế giới, theo Mary Lou và Robert J. Heiss trong cuốn The Tea Enthusiast’s Handbook: A Guide to the World’s Best Teas. Nhưng bạn cũng đừng nản lòng khi nghe đến con số này. Nếu bạn muốn thì hiểu về các loại trà đặc sản, hãy bắt đầu từ 6 loại trà đặc sản chính. HocaGroup sẽ giúp bạn tìm hiểu về 6 loại trà này trong bài viết ngày hôm nay.

TRÀ ĐẶC SẢN VÀ TISANE

Khi đi vào gian hàng bày bán trà của bất kỳ siêu thị nào hoặc thậm chí là cửa hàng trà đặc sản, bạn sẽ thấy có rất nhiều loại trà khác nhau. Ví dụ như trà bạc hà, trà ô long, trà hoa cúc, trà rooibos,… Tuy nhiên, không phải tất cả những loại này thực sự là trà. Một số chúng chỉ là tisane

Trà (có tên khoa học là Camellia sinensis) là một loài cây mà lá và chồi của nó được dùng để sản xuất trà. Bất kỳ loại đồ uống nào không được làm từ loài cây này, nói chính xác thì đó không phải là trà. Trà mâm xôi, trà gừng,… đều rất ngon. Nhưng rất có thể chúng đã bị đặt sai tên. 

LƯU Ý VỀ CÁC GIỐNG TRÀ

Camellia sinensis là loài trà. Nhưng cũng giống như cà phê Arabica, bạn sẽ tìm thấy các giống và cây trồng của Camellia sinensis. Có ba giống chè thương mại chính: Sinensis, Assamica, và Cambodiensis. 

  • Theo Royal Tea NY, Sinensis thích hợp với khí hậu lạnh hơn các giống khác. Sinensis có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng bạn cũng sẽ tìm thấy nó ở Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Nepal. 
  • Giống Assamica chủ yếu được tìm thấy ở Ấn Độ, Sri Lanka và Châu Phi. Mặc dù nó có nguồn gốc từ Đông Nam Á. 
  • Giống Cambodiensis phổ biến ở Campuchia và Java. Nhưng bạn sẽ hiếm khi tìm thấy được một loại đồ uống được là từ Cambodiensis nguyên chất. Lý do là bởi loại cây này thường được sử dụng nhiều hơn trong các giống lai.

Ngoài ba giống cây chính trên, thế giới trà rộng lớn này còn có nhiều giống phụ khác. Và tất nhiên, các giống cây bản địa không được tiêu thụ thương mại rộng rãi. Và cũng giống như cà phê, không phải tất cả các giống trà nào cũng đều phù hợp với tất cả các vùng khí hậu sản xuất trà.

LƯU Ý VỀ CÁC GIỐNG TRÀ

6 LOẠI TRÀ ĐẶC SẢN CHÍNH

Trước khi bắt đầu khám phá thế giới của các loại trà, bạn cần phải hiểu hết về các loại trà chính. Bởi có lẽ đây sẽ là câu hỏi đầu tiên mà người bán sẽ hỏi khi bạn đi mua trà. Hơn nữa, nó có tác động đáng kể đến hương vị của trà và nhiệt độ pha lý tưởng. 6 loại trà chính bao gồm trà đen, trà ô long, trà xanh, trà trắng, trà hoa vàng và trà phổ nhĩ (pu’erh).

Và tất cả các loại trà này đều bị oxy hóa.

Các nhà rang xay cà phê sẽ nhận ngay ra thuật ngữ “oxy hóa”. Đây là thuật ngữ chỉ phản ứng Maillard. Nhưng đối với trà, nó lại khác. Oxy hoá ở trà là một phản ứng hoá học. Nó làm lá chuyển sang màu nâu, tăng thêm hương thơm và mùi vị cho trà. 

Quá trình này có thể bị dừng lại. Hoặc kiểm soát theo cách khác để mang hương vị cuối cùng đến tách trà. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các cách khác nhau mà điều này xảy ra.

Trà đen

Trà đen là loại trà có hương vị đậm đà và bị oxy hoá nhiều nhất trong số các loại trà. Trà đen rất phổ biến ở thị trường phương Tây. Và ở thị trường của đất nước tỷ dân, nó được bán dưới một cái tên khác là trà đỏ. Sau khi lá trà được hái, chúng sẽ bắt đầu héo và quá trình oxy hóa được bắt đầu. Chúng thường được nghiền hoặc cuộn lại để tăng tốc quá trình này. 

Mặc dù là loại trà bị oxy hoá nhiều nhất, nhưng bạn cũng có thể pha nó ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ pha được khuyến nghị là từ 95–100°C (203–212°F). Và cũng giống như cà phê, nhiệt độ nước càng cao, trà sẽ càng có vị đắng. 

Trà đen
Trà đen

Trà ô long/ wulong

Sự khác biệt duy nhất giữa trà ô longtrà wulong chính là tên gọi. Ô long là cái tên được gọi và công nhận nhiều nhất ở các nước phương Tây. Còn các nhà ngôn ngữ học sẽ nói rằng wulong là cách viết chính xác hơn từ chữ Hán gốc của Trung Quốc. 

Trà ô long có lẽ cũng là một trong những loại trà lớn nhất. Theo Max Falkowitz trong Serious Eats, quá trình oxy hóa của trà ô long có thể tăng từ 8% đến 85%. Điều này có nghĩa là bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hương vị khác nhau của trà ô long.

Tất cả quá trình chế biến trà ô long đều bắt đầu bằng một số hình thức khuyến khích quá trình oxy hoá. Chẳng hạn như làm bầm mép lá. Và kết thúc bằng một số hành động khiến cho quá trình oxy hoá bị tạm dừng. Đó có thể là hấp, nướng hoặc một số cách khác để tăng nhiệt. 

Trà ô long/ wulong

Khi pha trà, các chuyên gia gợi ý rằng các loại trà oxy hóa trung bình được ủ ở 85°C (185°F). Trong khi đó, các loại trà có độ oxy hóa thấp hơn nên được ủ ở 80°C (176°F).

Trà xanh đặc sản

Trà xanh là loại trà chị bị oxy hoá rất nhẹ. Sau khi bị khô héo, lá của chúng được nhanh chóng cố định lại. Điều này có xu hướng làm cho lá trà có bị nhạt hơn. Và cũng sẽ mất đi hương vị nhanh hơn so với trà đen hay trà ô long. 

Mặc dù trà xanh là một loại trà gắn liền với châu Á. Nhưng đã có những sự khác biệt đáng kể giữa các dịch vụ sản xuất trà xanh từ các quốc gia châu Á khác nhau. Một số chuyên gia cho biết thêm rằng trà xanh của Trung Quốc và Nhật Bản có vị khác nhau bởi giống của chúng. 

Cách mà trà xanh được chế biến, chuẩn bị và ủ là khác nhau ở mỗi quốc gia. Vì thế mà trà xanh còn có nhiều các tên gọi khác như sencha, longjing, matcha và bilochun. 

Có lẽ trà xanh được biết đến nhiều nhất là nhờ vào loại đồ uống có tên “matcha latte” của Starbucks. Matcha là loại trà xanh chất lượng cao nhất của Nhật Bản. Nó được nghiền thành bột. Và điều này có nghĩa là nó sẽ nhanh chóng bị thiu. Matcha được dùng trong trà đạo truyền thống của Nhật Bản. 

Theo các chuyên gia, trà xanh Trung Quốc nên được pha với nước ở nhiệt độ 75°C (75°F). Còn trà xanh Nhật Bản là 65°C (65°F). Thông tin thêm, một số loại trà xanh Nhật Bản còn khuyến nghị nên pha ở nhiệt độ 50°C (50°F).

Trà xanh đặc sản
Trà xanh đặc sản

Trà hoa vàng

Trà hoa vàng là một loại trà được sản xuất ở Trung Quốc. Mặc dù trà hoa vàng ít được nhắc đến, nhưng lại được đánh giá rất cao. Cách sản xuất trà hoa vàng cũng tương tự như trà xanh. Tuy nhiên, sau quá trình oxy hoá thứ nhất, những chiếc lá trà này lại được bọc trong vải để cho phép quá trình oxy hoá nhẹ xảy ra lần thứ hai. Sau đó, chúng được sấy khô từ từ bằng than rồi được cố định lần cuối. 

Các chuyên gia gợi ý khi pha, trà hoa vàng nên được ngâm từ 1- 3 phút trong nước nóng ở nhiệt độ từ 77-82°C (77-82°F). 

Hàn Quốc cũng sản xuất một loại trà được gọi là “trà hoa vàng”. Nhưng nhiều chuyên gia về trà coi nó là loại trà khác với trà hoa vàng của Trung Quốc.

Trà xanh đặc sản

TRÀ TRẮNG

Trà trắng thường được mô tả là không bị oxy hóa. Nhưng điều này là không chính xác vì tiếp xúc với không khí sẽ luôn dẫn đến sự oxy hóa. Trà trắng được tạo ra chủ yếu bằng các búp non của cây trà vẫn còn bao phủ bởi những sợi lông trắng. Đây cũng là ý nghĩa của cái tên “trà trắng” của nó. 

Trà trắng có hương vị nhẹ nhất trong tất cả các loại trà đặc sản. Và hương vị của nó thường được mô tả là phức tạp và tinh tế nhất. Đó có thể là hương trái cây và hương hoa.

TRÀ TRẮNG
TRÀ TRẮNG

Trà Phổ Nhĩ (Pu’erh)

Trà Phổ Nhĩ là một loại trà lên men có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Trong thế giới của các loại trà, chỉ là một loại trà đặc sản lên men. Và trà Phổ Nhĩ là cái tên nổi tiếng nhất. 

Quá trình oxy hóa đôi khi còn gọi là quá trình lên men. Nhưng các chuyên gia cho biết, điều đó là không chính xác. Trà Phổ Nhĩ được lên men sau quá trình oxy hóa. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể để cho lá già đi. Và điều này khác với Kombucha. Kombucha được lên men sau khi trà đã được pha xong.

Trà Phổ Nhĩ (Pu’erh)

Cũng giống như với cà phê, không có hai loại trà nào là giống nhau. Sự đa dạng về quá trình sản xuất, chế biến và pha chế đều ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng của mỗi loại trà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về trà đặc sản, hãy bắt đầu bằng cách thử sáu loại chính này. 

Bạn có biết: HocaGroup.com hiện tại cung cấp giải pháp tổng thể về thiết bị máy pha cà phê, cà phê hạt dịch vụ ngành F&B. Hãy liên hệ ngay với HocaGroup qua hotline 0862 132 229 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan