Lập bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê chi tiết

Cà phê là một thức uống phổ biến mà hàng triệu người thưởng thức mỗi ngày. Và nếu bạn đang nghĩ đến việc mở một quán cà phê của riêng mình thì bước đầu tiên cần phải làm là viết một bản kế hoạch kinh doanh. Một bản kế hoạch rõ ràng sẽ đánh giá khách quan được mức độ khả thi của ý tưởng. Hơn cả là bản kế hoạch kinh doanh đó sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Trong bài viết ngày hôm nay, Hocagroup sẽ giúp bạn Lập bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê chi tiết nhất. 

Tại sao bạn lại cần kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê của mình?

Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều chủ quán khi mới bắt đầu. Và nhiều người đã mắc sai lầm khi bỏ qua bước quan trọng này. Họ nghĩ rằng kế hoạch kinh doanh không phải là thứ đáng phải quan tâm. Nhưng thực tế, kế hoạch kinh doanh là một bước đệm vô cùng cần thiết để quán của bạn có thể đi tới thành công và phát triển lâu dài. Bởi vì nếu không có kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ không thể tìm được nhà đầu tư và đối tác làm ăn cho mình. Và cùng với đó là không thể hiểu rõ công việc mình đang làm. 

Tìm kiếm nhà đầu tư

Khi đi tìm kiếm những sự hỗ trợ về mặt kinh tế, dù là từ bạn bè, gia đình hoặc thậm chí là vay vốn từ ngân hàng, bạn đều phải cung cấp cho họ bản kế hoạch kinh doanh chi tiết của mình. Bởi trước khi đưa ra quyết định, họ cần phải biết được bạn đã chuẩn bị gì cho việc kinh doanh của mình. Để rồi từ đó xem xét rằng, liệu thứ mà bạn đang theo đuổi có khả thi hay không. 

Có thể bạn sẽ mất một năm, hai năm hoặc ba năm để hoàn thành bản kế hoạch này. Nhưng điều này không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chứng minh được những điều mình đang làm là đúng. Bằng cách đó, những “nhà tài trợ” mà bạn đang tìm kiếm sẽ có thêm niềm tin để đặt những đồng tiền quý giá của mình vào bạn. 

Tìm đối tác kinh doanh

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác kinh doanh có thể cùng bạn xây dựng và phát triển quán cà phê, bạn cũng cần phải đưa cho họ bản kế hoạch kinh doanh của mình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì bạn phải gắn tầm nhìn của chính mình với tầm nhìn của đối tác trong toàn bộ hoạt động kinh doanh này. 

Nếu không có tầm nhìn giống nhau thì sẽ thật khó để có được chấp nhận hợp tác. Sẽ là một vấn đề lớn khi bạn muốn làm việc này, còn họ thì muốn làm việc khác. Một bản kế hoạch kinh doanh trên giấy thể hiện rõ tầm nhìn của bạn sẽ giúp đối tác tương lai biết liệu suy nghĩ của bạn có đúng với những gì họ hình dung hay không. 

Tìm đối tác kinh doanh
Tìm đối tác kinh doanh

Hiểu rõ công việc mình đang làm

Khi đã có một bản kế hoạch kinh doanh cho mình, tức là bạn đã suy nghĩ về các vấn đề, nguyên tắc cơ bản của kinh doanh quán cà phê. Từ vị trí quán, chiến lược phát triển đến phân tích SWOT, đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng hóa,…

Khi mở quán cà phê, bạn sẽ phải đối mặt với các mặt khác nhau của mọi loại vấn đề. Và khi gặp nhiều loại vấn đề khác nhau cùng một lúc, bạn sẽ rất dễ trở nên bối rối mà không biết chính xác được mình cần làm gì. Đó cũng là một câu trả lời nữa cho câu hỏi “tại sao cần phải lập bản kế hoạch kinh doanh?”. Khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ có thể nhìn thấu được mọi vấn đề. Rồi sau đó là sẽ thực sự tập trung vào những gì sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mình. Và bằng cách đó, bạn sẽ có một cửa hàng cà phê tạo ra lợi nhuận và thành công. 

Lập bản kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê chi tiết

Bước 1: Xác định mô hình kinh doanh của quán 

Thứ đầu tiên bạn cần có cho bản kế hoạch kinh doanh là mô hình doanh của quán. Điều này có nghĩa là gì? Tức là bạn cần phải xây dựng được tầm nhìn của mình là gì. Liệu quán của bạn sẽ chỉ là một chiếc xe di động phục vụ cà phê theo cách thủ công? Liệu đó sẽ là một quán cà phê nhỏ chỉ phục vụ từ 3 đến 5 người? Hay là một quán cà phê lớn? Đó sẽ là một quán cà phê với những kệ đầy sách? Là một quán cà phê nơi khách hàng có thể trải nghiệm những giai điệu du dương, lắng đọng? 

Mô hình kinh doanh sẽ quyết định và chi phối toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Từ nguồn vốn, trang thiết bị cần có, vị trí mặt bằng. Và cho đến cả những thách thức, khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt trong tương lai. Đồng thời, nó cũng giúp các nhà đầu tư, đối tác và cả chính bạn đi đúng hướng. Và thiết lập được quan điểm xuyên suốt toàn bộ kế hoạch kinh doanh này. Vì vậy để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, hãy đảm bảo rằng bạn đã quyết định được mô hình kinh doanh và trình bày nó một cách trực quan, rõ ràng. 

Ngoài mô hình quán, bạn cũng phải xác định được vấn đề mình đang cố gắng giải quyết là gì. Bởi suy cho cùng, công việc của bạn không phải là tạo ra một quán cà phê. Mà là đưa ra các giải pháp cho một vấn đề đang tồn tại. 

Xác định mô hình kinh doanh của quán
Xác định mô hình kinh doanh của quán 

Bước 2: Xác định địa điểm kinh doanh

Bước thứ 4 chính là nghiên cứu, xem xét và lựa chọn cẩn thận vị trí mà bạn sẽ đặt quán của mình. Về cơ bản thì sẽ có 2 loại vị trí khác nhau. Đó là vị trí thường và vị trí đắc địa- nơi có mật độ dân số và lượng người qua lại mỗi ngày cao. Sự khác biệt giữa hai vị trí này là giá thuê. Giá thuê của vị trí thường rẻ hơn nhiều vì không có nhiều giao thông xung quanh khu vực đó. 

Thế nhưng không phải lúc nào vị trí đắc địa cũng sẽ là một địa điểm thích hợp. Đặc biệt nếu bạn chọn mô hình kinh doanh là cà phê sách hoặc cà phê nhạc. Bởi bản chất của hai loại mô hình này một không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn. Để mà có thể tạo được sự thoải mái nhất có thể cho khách hàng. 

Do đó, hãy tìm kiếm, khoanh vùng khu vực có vị trí thích hợp nhất dành cho loại mô hình quán mà bạn đã chọn. 

Xác định địa điểm kinh doanh quán cà phê
Xác định địa điểm kinh doanh quán cà phê

Bước 3: Phân tích thị trường mục tiêu

Điều tiếp theo cần có trong bản kế hoạch là thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu của bạn là ai? Đó là những đối tượng khách hàng mà quán của bạn hướng tới. Là những người bạn đang cố gắng giúp đỡ. 

Ví dụ đối tượng khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… những người mà muốn tìm một nơi để họ có thể tập trung học tập, làm việc. Vậy thì mọi thứ trong quán cà phê phải phù hợp với nhu cầu của họ. Điều quan trọng nhất đối với đối tượng khách hàng trên chính là chất lượng Wifi. Và tiếp theo chính là ổ cắm điện. Bởi trong thời đại hiện nay, đây là điều không thể thiếu khi phần lớn mọi người đều học tập và làm việc bằng laptop.

Phân tích thị trường mục tiêu
Phân tích thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh quán cà phê

Bước 4 : Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là bước cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng quán cà phê của bạn. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng ta cần xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu và đâu là cơ hội, thách thức.

Việc xác định tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho phép bạn có được bức tranh tổng thể để điều hành doanh nghiệp của mình thành công. Trên hết, đây chính xác là điều mà các nhà đầu tư và đối tác của bạn muốn thấy. 

Phân tích SWOT cho bản kế hoạch quán cà phê
Phân tích SWOT cho bản kế hoạch quán cà phê

Bước 5: Lập kế hoạch tiếp thị (marketing)

Điều không thể thiếu trong việc vận hành và phát triển của mọi quán cà phê đó là quảng cáo.  Một bản kế hoạch tiếp thị tốt sẽ giúp cho quán cửa hàng của bạn ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Và đây cũng chính là sự khác nhau giữa một quán cafe thành công và một quán cafe thất bại. Bạn có thể quảng cáo quán của mình thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…

 Lập kế hoạch tiếp thị (marketing)
Lập kế hoạch tiếp thị (marketing)

Bước 6: Thiết kế thực đơn mẫu

Thực đơn đồ uống cũng cần phải được lựa chọn theo loại mô hình mà bạn đã chọn. Hãy cố gắng đa dạng hoá thực đơn. Đồng thời là luôn cập nhật, nắm bắt xu hướng của thị trường để cải thiện thực đơn của mình.

Ngoài ra, bạn cũng cần xác định xem cần bán những món đó với giá bao nhiêu để có được lợi nhuận. Bởi thông qua đó, bạn cũng sẽ có được sự dự báo về nguồn tài chính. Cũng như là dự kiến được khoảng thời gian mình cần có để kiếm lại được số tiền đầu tư đã bỏ ra. 

Thông thường, nếu bạn chỉ bán cà phê như một món hàng. Bạn sẽ phải bán rất nhiều loại cà phê để kiếm lại tiền. Và đó là lý do tại sao ngay cả đối với Starbucks, bên cạnh sản phẩm chính là cà phê, họ cũng đang bán các loại bánh quy, bánh nướng xốp,….

Làm thế nào biết được mình nên bán kèm thêm những món ăn nào với cà phê? Hãy xem những vị khách mà bạn sẽ phục vụ họ cần những gì. Bằng cách là tạo một khảo sát với một số câu hỏi đơn giản. Hỏi họ liệu đây có phải là một món đồ tốt hay không? Hỏi họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho nó. Ngoài ra, bạn cũng nên đi đến cửa hàng cà phê của đối thủ cạnh tranh của bạn và xem xét tình hình. Quan sát những gì họ đang cung cấp, xem họ đang bán với giá bao nhiêu. Tìm ra được những món ăn phổ biến và không phổ biến để có cái nhìn sâu sắc hơn. 

Bước 7: Lập kế hoạch tài chính

Chắc hẳn bạn cũng đã từng suy nghĩ, tham khảo rất những người đi trước về vấn đề cần bao nhiêu vốn để mở một quán cà phê. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo không thể nào thiếu được phần về những chi phí cần có khi mở quán. 

Vậy những chi phí cần thiết khi mở quán bao gồm những chi phí gì? Tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh, những khoản chi phí nhất định cần có là khác nhau. Và cũng từ đó mà con số cũng sẽ khác nhau. Nhưng về căn bản, để mở một quán cà phê, bạn sẽ cần chuẩn bị cho những khoản chi phí sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng, bao gồm tiền thuê hàng tháng và tiền đặt cọc
  • Chi phí sửa sang, trang trí quán 
  • Chi phí mua nguyên liệu, đầu tư thiết bị, máy móc pha chế
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí dự phòng cho những việc phát sinh đột ngột
  • Chi phí vận hành quán trong vài tháng đầu

Trong bản kế hoạch của bạn, những khoản chi phí trên đều phải được ghi rõ ràng và chi tiết. Và nếu trong trường hợp đây là số vốn được đầu tư từ nhiều người. Hãy cố gắng thoả thuận với họ và nêu rõ vai trò của từng cổ đông trong quán. 

Trên đây là bài viết về việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho quán cà phê Hocagroup muốn chia sẻ đến bạn ngày hôm nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích trên con đường mở một quán cà phê cho riêng mình.

CASCAFE RANG MỘC SỈ VÀ LẺ CHO QUÁN, VĂN PHÒNG | XEM NGAY

Gọi ngay Hotline 028 220 22229 để được tư vấn loại cà phê phù hợp với giá sỉ

Bạn có biết: HocaGroup.com hiện tại cung cấp giải pháp tổng thể về thiết bị máy pha cà phê, cà phê hạt dịch vụ ngành F&B. Hãy liên hệ ngay với HocaGroup qua hotline 0862 132 229 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan