Lục trà là gì? Sử dụng trong pha chế như thế nào?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc thưởng thức qua một số thức uống như: hồng trà, lục trà, trà đen,…. Đây đều là những hương vị thơm ngon, nhẹ nhàng, rất được lòng mọi người.
Nhưng không biết bạn có khi cảm thấy khó khăn khi phân biệt hồng trà và lục trà chưa? Hôm nay Hocagroup không chỉ giúp bạn giải đáp câu hỏi này đâu. Mà còn tìm hiểu thật kỹ về lục trà nữa. Hãy theo chân chúng tôi ngay nhé!
Lục trà là gì?
Lục trà, tiếng Anh gọi là Green Tea, ở Việt Nam thì nó có một số tên gọi khác như trà xanh hoặc chè xanh. Lục trà được sản xuất từ lá non của cây chè xanh. Sau khi thu hoạch lá non từ cây, sẽ trải qua các công đoạn như sơ chế và sấy khô.
Lục trà về quá trình oxi hóa trải qua oxi hóa rất ít, khác hoàn toàn so với loại trà đen được oxi hóa đến 100%. Nên khi pha lục trà vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, mùi thơm, hương vị thơm ngon. Đối với trà hấp vẫn giữ được hương thơm của lúa non hoặc hương cốm non. Đối với trà xào vẫn giữ lại được hương gạo rang.
Đặc biệt, còn có một số loại trà được pha chế, ướp thêm một số hương vị khác nữa. Như lục trà nhài, trà sâm dứa, trà sen,……Những hương vị vô cùng đặc biệt, lạ mà thơm ngon.
Lục trà cũng là nguyên liệu gắn liền với nghệ thuật trà đạo của Việt nam. Nó kết hợp với một số nguyên liệu khác nữa để tạo lên các loại thức uống hiện đang làm mưa làm gió trên thị trường như: trà đào, trà vải, trà sữa, trà nhãn,….
Nguồn gốc của lục trà?
Trên thế giới có rất nhiều nước sử dụng lục trà và cũng có vô số loại lục trà nổi tiếng khác nhau. Không những sử dụng mà còn trồng trà xanh rất nhiều. Có thể kể đến một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hawaii,…..
Vậy câu hỏi đặt ra là lục trà có nguồn gốc từ đâu?
Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng lục trà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mà cha để cử nó là giống cây họ Camellia được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Vân Nam-Trung Quốc. Hơn nữa trên thực tế cũng có nhiều số liệu chỉ ra rằng trong khoảng 380 loại trà trên thế giới được tìm thấy thì có đến 260 loại có nguồn gốc ở tỉnh Vân Nam.
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của Trà Đạo nhưng thực chất đến năm 1190 thì loại trà này mới đặt chân đến Nhật Bản.
Tính đến thời điểm hiện tại thì Trung Quốc và Nhật Bản vẫn được xem là 2 nước có lượng xuất khẩu trà xanh lớn nhất trên thế giới.
Các giống cây của lục trà
Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết trà đen và lục trà đều có nguồn gốc từ cây có họ trà Camellia Sinensis. Chỉ là tùy vào cách chế biến riêng, khác nhau mà sẽ cho ra những loại trà khác nhau.
Có tương đối nhiều các giống cây Camellia Sinensis. Nhưng nhìn chung trong sản xuất có 2 loại phổ biến. Đó là:
- Camellia Sinensis Sinensis
Đây là một giống trà có lá tương đối nhỏ. Nguồn gốc là xuất phát từ Trung Quốc. Không chỉ được dùng để sản xuất trà xanh mà nó còn được sử dụng để sản xuất trà trắng. Nó thường phát triển như một loại cây mọc theo mọc ở vùng nắng. Với khả năng chịu lạnh cao và đặc biệt là phát triển mạnh ở các vùng núi.
- Camellia Sinensis Assamica
Đây là giống cây có lá lớn. Nó được phát hiện đầu tiên ở quận Assam của Ấn Độ. Ngoài sử dụng để sản xuất trà xanh nó còn được sử dụng để sản xuất các loại trà đen, hồng trà. Nó phát triển mạnh ở vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Đặc biệt là sinh sôi và nảy nở rất nhanh trong các khu rừng cận nhiệt đới.
Công dụng của lục trà
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lục trà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như làm đẹp.
- Ngăn ngừa ung thư: Với hàm lượng EGCG tương đối cao. Có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do. Đây là sự hình thành gây nên bệnh ung thư. Từ đó có thể suy ra lục trà có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
- Tác dụng làm đẹp: Với hàm lượng EGCG cao còn có các tác dụng đặc biệt tốt cho tóc và làn da. Thêm vào đó nó còn làm chậm quá trình oxy hóa, giảm rụng tóc, chống viêm da……
- Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Với hàm lượng nhóm chất Catechins và Polyphenol giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến tim mạch. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bạn uống lục trà thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ về tai biến, đột quỵ,…..
- Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra thêm lục trà còn có các tác dụng khác như tăng cường chức năng não bộ, giảm cân, giảm khả năng mắc các bệnh tiểu đường,….
Những điểm khác nhau giữa hồng trà và lục trà
Như chúng tôi đã nói ở trên, một câu hỏi thường gặp nhất đó chính là cách để phân biệt lục trà và hồng trà. Bởi lẽ hai loại này cũng rất thường được sử dụng, nên câu hỏi này càng đạt nhiều sự quan tâm hên bao giờ. Các bạn hãy cùng Hocagroup điểm qua một số đặc điểm sau để làm rõ về 2 loại này nhé!
Quy trình chế biến
Lục trà và hồng trà đều phải trải qua 5 công đoạn chế biến. Nhưng công đoạn 3 và 4 khác nhau:
- Lục trà: Thu hoạch đến làm héo, đến diệt men, đến vò, đến làm khô.
- Hồng trà: Thu hoạch đến làm héo, đến vò, đến lên men, đến làm khô.
Đặc biệt điểm khác biệt cơ bản nằm ở 2 công đoạn là diệt men ở lục trà và lên men ở hồng trà.
Diệt men là quá trình xử lý lá trà ở nhiệt độ cao. Men sẽ là chất xúc tác nhằm thúc đẩy các quá trình phản ứng hóa học giữa các thành phần hóa học với oxy trong không khí. Khi diệt men, phần men sẽ bị mất đi, và đồng thời các phản ứng hóa học cũng không được xảy ra. Điều này giúp khi pha nước trà vẫn giữ được màu xanh đặc trưng, giảm thiểu đắng, chát.
Về công đoạn lên men của hồng trà cũng vô cùng đặc biệt. Sau khi lá chè được thu hoạch, rồi làm héo. Sau đó vò để các lớp biểu bì được làm rách. Đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho oxy biến chất từ đó để cho các thành phần hóa học có trong lá chè được biến đổi. Hồng trà thành quả nhờ đó mà mang cho mình màu sắc riêng.
Màu sắc và hương vị
Về lục trà sau khi hãm thì màu sắc và hương vị nhìn chung vẫn giữa lại được những tinh chất của lá chè tươi. Nên rất giống lá chè tươi ban đầu. Nước trà sẽ thường có màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị thanh mát, hơi đắng và chát nhẹ một xíu. Thưởng thức xong đọng lại trong miệng bạn là vị ngọt thanh, làm say mê lòng người.
Về hồng trà khi hãm sẽ có các dạng màu như: nâu đen, đen nâu, vàng đậm. Tùy chất và màu sắc sản xuất riêng mà màu sắc của hồng trà sẽ không giống nhau. Nếu hồng trà được sản xuất bởi búng chè non, thì nước trà khi pha sẽ có màu vàng đậm. Nếu hồng trà sản xuất bởi lá chè già cộng với quá trình lên men diễn ra dài hơn bước trà sẽ có màu nâu đen hoặc nâu đỏ. Về hương vị thì thật khó để quy chung về một quy chuẩn nào. Khi thì mùi trái cây thanh mát, khi mùi mạch nha ngọt ngào, khi mùi chocolate đắng nhẹ. Hương vị cũng như màu sắc sẽ phụ thuộc vào thành phần lá chè.
Nhìn chung thì lục chà sẽ có độ chát cao hơn hồng trà một xíu. Do chất polyphenol trong lục trà được giữ lại nhiều hơn.
Nhiệt độ hãm trà
Về lục trà, để có được màu sắc đẹp mắt và hương vị thơm ngon các nghệ nhân pha trà thường pha trà trong nước ở nhiệt độ dao động trong khoảng 70 đến 80 độ C. Bởi vì họ cho rằng nếu sử dụng nước ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C sẽ làm hàm lượng tanin và caffeine trong trà chiết xuất ra nhiều hơn, trà sẽ bị đắng và chát hơn. Với nhiệt độ tiêu chuẩn ấy các bạn nên pha trong khoảng từ 2 đến 3 phút.
Còn hồng trà thì không giống vậy. Nó thường được sử dụng ở nhiệt độ từ 80 cho đến 90 độ C. Bởi vì các thành phần hóa học trong hồng trà tương đối thấp nên nước ở nhiệt độ này sẽ làm bật lên được hương vị của chúng. Vì vậy mà thời gian pha cũng sẽ lâu hơn một chút. Thường từ 3 cho đến 5 phút.
Một số công thức pha chế đồ uống từ lục trà
Dưới đây Hocagroup sẽ chỉ cho các bạn một số công thức pha chế đồ uống từ lục trà. Hãy cùng pha cùng chúng tôi nhé!
Trà xanh nguyên chất
Nguyên liệu:
- Lục trà 5gr
- Nước nóng
Cách pha:
- Đầu tiên bạn cho trà xanh vào bình. Thêm vào bình một lượng nước nóng khoảng tầm ngập mặt trà là được. Sau đó bạn lắc đều 30 giây rồi đổ bỏ nước đi.
- Tiếp đến bạn rót nước nóng 70 đến 80 độ C vào bình trà. Nhớ là đậy nắp thật kín và ủ chúng trong vòng 2 đến 3 phút. Xong rồi bạn chỉ việc đổ ra ly và thưởng thức thôi.
Lục trà sữa trân châu
Nguyên liệu:
- Trà xanh túi lọc: 1 gói
- Bột sữa 30gr
- Đường cát 20gr
- Trân châu đen đã được luộc chín
- Đá viên.
Cách pha:
- Đầu tiên bạn rửa trà và vào bình. Thêm vào đó khoảng 150 ml nước nóng.Ủ trong vòng 2 đến 3 phút thì vớt bỏ túi lọc ra.
- Cho đường vào cốt nước trà bạn đã thực hiện ở bước 1. Khuấy đều tay để cho đường tan ra. khi đường đã được hòa tan, bạn cho thêm bột trà sữa vào để tăng độ béo cho thức uống. Thêm phần thơm ngon.
- Rót trà sữa ra ly thêm vào đó trân châu đen, đá viên. Hoàn thành rồi, cùng thưởng thức thôi!
Nên mua lục trà ở đâu đạt chất lượng
Ở Việt Nam lục trà đã là một cái tên hết sức phổ biến rồi. Nên cũng rất dễ dàng để tìm mua được nó thôi. Nhưng để mua được hàng đạt chất lượng bạn nên mua ở trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nơi làm bánh, nơi pha chế….
Như vậy chúng ta đã cùng nhau đi hết bài viết để tìm hiểu kỹ hơn về lục trà. Trước tiên Hocagroup xin cảm ơn sự đồng hành của các bạn. Và mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi mang lại ngày hôm nay các bạn đã có thêm một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ để pha chế tốt hơn!
Bạn có biết: HocaGroup.com hiện tại cung cấp giải pháp tổng thể về thiết bị máy pha cà phê, cà phê hạt và dịch vụ ngành F&B. Hãy liên hệ ngay với HocaGroup qua hotline 0862 132 229 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.